Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Cài đặt và sử dụng GateIn portal

1. Giới thiệu GateIn portal

Portal, cổng thông tin, cổng thông tin điện tử tích hợp, … những cụm từ này chắc chắn chúng ta đã từng nghe đến nhưng chính xác khái niệm này như thế nào và ứng dụng nó ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Bây giờ chúng ta thử phân tích một số khía cạnh để hiểu rõ hơn về portal như thế nào?

Portal (hay còn gọi là cổng thông tin) “cổng” tức là nơi thông tin ra hoặc vào trong hệ thống thông tin của chúng ta. Có nghĩa là một nơi trung tâm để giúp người dùng có thể truy cập và lấy những thông tin mà họ cần trong hệ thống của chúng ta. Mô hình sau sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể:

Người dùng, nghĩa là tất cả những người có liên quan đến doanh nghiệp của chúng ta như nhân viên công ty, khách hàng, nhà cung cấp,... Qua cổng thông tin họ có thể truy cập được các thông tin, sử dụng các ứng dụng nghiệp vụ của doanh nghiệp cũng như các ứng dụng khác phục vụ cho công việc như email, chat, calendar, forum, blog, wiki, social network, …

Về sản phẩm portal, đa số các hãng công nghệ lớn như Oracle, IBM đều có các sản phẩm portal nhưng chúng đều có giá cả rất đắt đỏ. Mảng nguồn mở, ở Việt Nam chúng ta thường chỉ nghe tới Liferay, uPortal,v.v. Mình xin giới thiệu một portal rất mạnh khác là GateIn. GateIn là portal mã nguồn mở do Jboss (Redhat) và eXo hợp tác để tận dụng những công nghệ mạnh riêng của từng hãng và tích hợp chung vào một portal nhằm mong muốn tạo ra một portal đủ mạnh dành cho doanh nghiệp lớn và cực lớn. Và GateIn cũng để cạnh tranh với các portal thương mại khác đến từ Microsoft hay IBM. GateIn tuân thủ đầy đủ các chuẩn cho portal, chẳng hạn như JSR-168, JSR-286, JCR-170, WSRP, REST... Xem thêm chi tiết về GateIn tại: http://www.jboss.org/gatein

2. Hướng dẫn cài đặt

Để cài đặt và sử dụng GateIn, chúng ta thực hiện một số bước sau:

a. Cài đặt Java JDK

Nếu máy tính bạn chưa cài java, chúng ta có thể download từ http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/jdk6-jsp-136632.html. Sau khi cài đặt xong, chúng ta cần khai báo một biến môi trường là JAVA_HOME hoặc JRE_HOME để chỉ tới thư mục java đã cài.

Với Windows:

  • Right-click vào My Computer mở Properties.
  • Mở tab Advanced và click vào nút Environment Variables và thêm vào biến hệ thống mới JAVA_HOME(hoặc JRE_HOME) đế vị trí cài đặt ví dụ C:\Java\jdk1.6.0
  • Sau đó bổ sung đường dẫn vào PATH (Path variable): %JRE_HOME%\bin;

Với Linux:

Mở file /etc/profile hoặc ~/.bashrc:

nano /etc/profile

Thêm những dòng sau vào cuối file:

export JAVA_HOME=/home/kiennguyen/java/jdk1.6.0_22
export PATH=$JAVA_HOME/bin:$PATH
2. Cài đặt GateIn

Tải GateIn phiên bản mới nhất tại http://www.jboss.org/gatein/downloads. Chúng ta sẽ tải phiên bản với Tomcat để tiện minh họa, phiên bản hiện tại là GateIn-3.1.0-GA. Giải nén ra một thư mục, dùng command vào thư mục bin trong thư mục GateIn bạn giải nén, chạy lệnh “gatein.bat run” trên windows hoặc “./gatein.sh run” trên linux

Sau khi GateIn khởi động xong, chúng ta có thể truy cập bằng trình duyệt web với đường dẫn: http://localhost:8080/portal

Kết quả chúng ta sẽ thấy như sau:

Để đăng nhập vào GateIn, chúng ta có thể click vào “Sign in” link với 4 tài khoản mặc định là root/gtn, john/gtn, mary/gtn và demo/gtn. Hoặc có thể click vào 4 link trong Home page sample của GateIn

Sau khi đăng nhập thành công, chúng ta sẽ thấy có thêm thanh navigation toolbar ở phía trên giúp chúng ta có thể thực hiện các thao tác cho việc quản lý cũng như tương tác giữa các thành phần trong quá trình xây dụng portal như: kéo thả, thay đổi ngôn ngữ, giao diện, quản lý tài khoản, nhóm, site, portlet,... Bây giờ các bạn đã có thể dùng và duyệt qua các chức năng của GateIn portal, trong bài viết tiếp theo tôi xin giới thiệu chi tiết cách sử dụng GateIn cũng như cách xây dựng một cổng thông tin cho doanh nghiệp sử dụng GateIn portal.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Giám sát hoạt động của máy tính - KidLogger

KidLogger là chương trình giám sát máy tính dành cho phụ huynh khi cần theo dõi việc sử dụng máy tính của con trẻ. Đây là một trong số hiếm hoi những chương trình theo dõi máy tính có đầy đủ tính năng mà lại là nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn có hiểu biết về lập trình C/C++, bạn hoàn toàn có thể cải tiến lại chương trình theo nhu cầu riêng của mình. Đặc biệt, chương trình còn có thể hoạt động trên máy Mac và cả các thiết bị di động chạy Android.

Chương trình có thể theo dõi tín hiệu nhập từ bàn phím và cả ghi âm cuộc gọi nếu người dùng đang sử dụng voice chat hay VoIP. Ngoài ra, chương trình cũng hỗ trợ chức năng chụp ảnh màn hình theo định kỳ hoặc theo từ khóa mà chương trình vừa bắt được. Dữ liệu ghi nhận được sẽ được gởi đến e-mail của bạn hoặc gởi đến trang Web của chương trình.

Tải chương trình phiên bản mới nhất v5.6.3 tại http://tinyurl.com/pctips4346 (1MB) rồi tiến hành cài đặt như bình thường. Vì đây là loại chương trình giám sát nên nó hoạt động khá kín đáo. Chương trình sẽ không tự động tạo shortcut ngoài màn hình Desktop mà bạn phải truy xuất chương trình từ trình đơn Start của Windows.
Mặc định, khi khởi chạy lần đầu tiên, chương trình vẫn chưa làm gì. Bạn cần kích hoạt tính năng ghi lại nhật ký hoạt động (logging) của chương trình bằng cách chọn tài khoản cần ghi dấu ở mục “Start keylogger here or on selected accounts:” rồi nhấn nút Start logging để bắt đầu ghi dấu. Khi đã kích hoạt ghi dấu, bạn có thể nhấn nút Close để đóng giao diện chương trình. Chú ý là chương trình vẫn luôn hoạt động ngầm dù bạn có đóng giao diện chính của chương trình.
Nếu muốn xem nhanh nhật ký hoạt động, bạn nhấn nút View current log… Ngoài ra, Khi cần cài đặt sang nhiều máy khác với cùng thiết lập như máy đang sử dụng, bạn hãy nhấn nút Copy để chương trình tạo bộ cài đặt tự động có sẵn các thiết lập như hiện tại cho bạn.

Tải và chuyển đổi video Với Freemake Video Downloader

Freemake Video Downloader là ứng dụng miễn phí với tính năng tải và chuyển đổi video, hỗ trợ hơn 40 Website trong đó có các trang nổi tiếng như: YouTube, Vimeo, MTV, Dailymotion, Metaface, Facebook,…và chuyển đổi thành các định dạng như: AVI, MKV, MP3 hay phát trên iPod, iPhone, PSP, Android,… Bạn tải chương trình tại địa chỉ http://tinyurl.com/pctips4347 (dung lượng 9MB) rồi cài đặt vào máy để sử dụng.

Để tải và chuyển đổi video, bạn chạy chương trình rồi copy đường dẫn đến video vào bộ nhớ clipboard và bấm Paste URL. Khi đó, Freemake Video Downloader sẽ tự động nhận đường dẫn và xuất hiện hộp thoại lựa chọn. Bạn chọn chất lượng video ở Choose quality, đi kèm với chất lượng sẽ có thông tin định dạng và dung lượng. Ở Choose action, bạn chọn chỉ tải (Only download), trích xuất âm thanh (Extract original audio), muốn chuyển đổi sang định dạng khác thì bạn chọn tại Convert to. Qua Save to bạn chỉ định nơi lưu hoặc giữ nguyên mặc định. Cuối cùng, bạn bấm Convert để thực hiện. Có thể nói, chương trình có tốc độ tải và chuyển đổi rất nhanh mà lại không chiếm dụng nhiều tài nguyên bộ nhớ hệ thống.

Ngoài ra, chương trình cũng có chế độ tự động tải sau khi bạn nhập đường dẫn video vào, bạn có thể bật tính năng này bằng cách chuyển giá trị ở One-click download mode từ OFF sang ON.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Quy luật 80/20 ở cơ quan Nhà nước

Công việc ở cơ quan NN theo quy luật 80/20 rất phổ biến trong mọi tổ chức, trên mọi quốc gia: nghĩa là 20% cá nhân thì tạo ra 80% giá trị của tổ chức đó. Còn số 80% còn lại thì chỉ tạo ra 20% giá trị (kể cả về kinh tế và giá trị đóng góp XH). Một quy luật nữa là “nước chảy chỗ trũng”, tức là ai làm được việc thì tất nhiên được giao nhiều việc, làm suốt ngày không hết, chưa hết việc cũ thì đã đến việc mới. Vì vậy, không ngạc nhiên nếu nhiều bạn kêu bận rộn suốt ngày, trong khi một số thì ngồi chơi mãi cũng buồn.
Còn người ít được việc thì tất nhiên được giao ít việc, nhất là những việc làm sai, làm chậm cũng chẳng chết ai, không gây hậu quả nghiêm trọng là được! Mà trong các cơ quan NN thì tỷ lệ người này không ít, mà không thể có lý do gì để đưa ra khỏi tổ chức được, vì họ làm ít thì sẽ không sai sót, không kỷ luật và nghiễm nhiên đợi đến hẹn lại lên lương, đủ năm thì về hưu, họ rảnh rỗi nên có thời gian tính chuyện làm thêm. Chưa kể một số người rất “thông minh”, nên họ có điều kiện để nhiều lãnh đạo biết đến và để ý cất nhắc mỗi khi có dịp cất nhắc, bổ nhiệm.

Chuẩn ODF thích hợp nhất cho Việt Nam

Thế giới văn bản đứng trước 2 sự lựa chọn ODF và Open XMLChúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm về sự phức tạp của các kiểu cách gõ tiếng Việt và quá nhiều chuẩn mực về chúng để từ đó mất quá nhiều chi phí (thời gian và tiền của) để chuẩn hoá các tài liệu trong cơ quan, doanh nghiệp. Đã quá thấm thía việc phức tạp này và chúng ta không thể đọc được các tài liệu hiện tại (từ nhiều công ty khác nhau hay Cơ quan nhà nước) chính vì các chuẩn khác nhau này.Chính vì thế, việc để tồn tại hơn một chuẩn dữ liệu (dù có một hoặc nhiều sự tương đồng) đều là không thể ở một nước nào.
Vậy, chúng ta đợi chờ gì việc lựa chọn ODF làm chuẩn dữ liệu? Theo ý kiến cá nhân tôi, hãy nhìn theo quan điểm thực tại và định hướng tương lai. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một cách sâu sắc về chuẩn dữ liệu. Đó là tính kinh tế và tính phù hợp (chấp nhận dễ dàng) cũng như khả năng độc lập của các định dạng này.
Về chuẩn ODF, điều đặc biệt nhất đó là đơn giản, gọn nhẹ và đã được thống nhất và công nhận chuẩn ISO bởi các yếu tố sau:
- Định dạng là 100% theo chuẩn XML và nội dung được nén theo chuẩn lossless để nhẹ hoá kích thước tập tin. Rất tốt cho việc truyền thông tin cũng như trao đổi thông tin, mã hoá cần thiết.
Ví dụ, Microsoft 2007 với một văn bản bình thường chứa 2 trang A4, sẽ có kích thước gấp 5 lần kích thước OpenOffice (theo chuẩn ODF). Như vậy, để chuyển tải văn bản này, Microsoft chi trả 5 lần chi phí dung lượng đường truyền. Một khía cạnh khác, nếu tính đến bảo mật dữ liệu, Microsoft chiếm đến 5 lần thời gian so với một tập tin OpenOffice chuẩn ODF để mã hoá hết dung lượng. Nên biết rằng, bảo mật dữ liệu là cần thiết và việc bảo mật sẽ tốn rất nhiều thời gian. ODF là rất phù hợp để giải quyết công việc này.- Khả năng hỗ trợ cho người không thể đọc văn bản trong chuẩn ODF là rất quan trọng. Tuy đang trên đường được công nhận, nhưng ODF đang là một chuẩn cho phép hỗ trợ khả năng này.
- Hỗ trợ cho cả OOXML, các loại văn bản khác (hầu hết)- Không có một sai sót nào trong định dạng và đã được kiểm tra rất công phu.
- Chuẩn do cộng đồng đánh giá (không phải là một tổ chức 110 người như OOXML đã làm và cũng không phải chỉ có 30 ngày xem xét) rất công phu trước khi thành chuẩn ISO.
- Miễn phí (ngay cả những ứng dụng).
- Hỗ trợ luôn chuẩn công thức toán học cho các học giả soạn thảo văn bản định dạng báo cáo khoa học (Microsoft chưa hỗ trợ công cụ này cũng như định dạng chuẩn trên).
- Hỗ trợ định dạng chuẩn cho chữ ký số (như PDF đang hỗ trợ). Nghĩa là, khả năng lưu trữ chữ ký số đã được chuẩn hoá trong khi OOXML thì chưa được thông qua. Chuẩn lưu chữ ký số củaODF dựa theo chuẩn nổi tiếng XMLDSig.Nhìn về khía cạnh lợi ích, chúng ta sẽ thấy rằng: lựa chọn một chuẩn áp dụng cho từng quốc là rất đúng đắn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thừa nhận rằng, thế giới không thể có một chuẩn vì sự cạnh tranh sáng tạo để đi lên. Nếu chỉ có OOXML thì LINUX và OpenOffice sẽ không tồn tại, hay ngược lại. Vì thế, hai chuẩn tồn tại là tất yếu.Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận có hai chuẩn song song trong một quốc gia. Điều cần thiết là chúng ta chọn chuẩn nào cho phù hợp.
Theo quan điểm cá nhân tôi, ODF là thích hợp nhất cho Việt Nam vì những lý do sau:- Giảm chi phí cho việc phát triển về lâu dài- Tự do cạnh tranh vào thị trường công nghệ thông tin. Chúng ta đã tạo một sức bật công nghệ qua việc áp dặt người dùng vào thế quyết định ứng dụng công nghệ thông tin cần có bản quyền thì chúng ta cần mở ra cho họ một cơ hội tạo thế cạnh tranh với các hãng lớn. Chúng ta cần buộc các chuẩn cần phải mở và tự do hoá. Chuẩn dữ liệu phải có tính chất bình đẳng, khách quan và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản (nghĩa là không sai sót).- Nâng cao tốc độ, khả năng an toàn và khách quan về mặt công nghệ. Hiện nay, OOXML chỉ có Microsoft thống lĩnh. ODF là toàn cầu. Vì thế, chúng ta có thể bảo mật dữ liệu theo chuẩn của mình và lưu trong tài liệu theo chuẩn ODF.- Làm việc qua mạng thì vấn đề vấn đề cơ bản là tối ưu đường truyền. Hãy tưởng tượng có 40 triệu người gửi nhận văn bản hàng ngày trên cả nước thì việc chi phí cho 1 byte dữ liệu trên đường truyền sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền của.- Chuẩn là chuẩn, ODF là chuẩn ISO và OOXML cần phải chấp nhận sửa đổi để phù hợp. Nghĩa là, OOXML cần phải tuân thủ ODF và ngược lại. OOXML không chấp nhận ODF, trong khi nỗ lực ODF là kết hợp một cách hoàn mỹ (xem www.openoffice.org) với OOXML và mọi định dạng khác. Vì thế, ODF là chuẩn tốt.
Vì thế, ODF là chuẩn tốt.- Chữ ký số trong ODF đã được thông qua. OOXML còn đang bàn cãi.
- Cuối cùng, chọn ODF là sự lựa chọn của việc tự do, còn chọn lựa OOXML là chọn lựa áp đặt.Vì bản chất OOXML là chưa được quyết định và OOXML còn quá nhiều lỗi. Chủ quan cũng như khách quan OOXML cần được hoàn thiện tốt và nên hỗ trợ ODF như một yêu cầu trước khi đưa ra một chuẩn dữ liệu.

VZXz /